Ảnh hưởng của dịch COVID-19 tới ngành công nghiệp đồng hồ

Ảnh hưởng của dịch COVID-19 tới ngành công nghiệp đồng hồ

Thu Huyền

13/03/2020
Tin tức

Không khó có để nhận ra trong thời điểm hiện tại, dịch COVID-19 đang là điểm đáng lưu tâm nhất trên thế giới, ảnh hưởng tới mọi nhóm ngành kinh tế, mọi tầng lớp trong xã hội thuộc mọi quốc gia.

COVID-19 là căn bệnh được gây ra bởi chủng virus 2019-nCoV, xuất hiện lần đầu vào tháng 12 năm 2019 tại thành phố Vũ Hán, Trung Quốc và lan rộng sang các quốc gia khác. Tính đến ngày 12 tháng 3 năm 2020, số ca nhiễm COVID-19 được xác nhận trên toàn cầu đã vượt mốc 136.000 trên 125 quốc gia và vùng lãnh thổ, với hơn 4.900 ca tử vong, 69.000 đã phục hồi. Trong khi hiện tại, Trung Quốc tuyên báo về cơ bản đã kiểm soát được COVID-19 thì dịch bệnh này lại lan rộng tại các nước phương Tây, mở đầu là tình trạng tồi tệ xuất hiện tại Ý.

Không thoát khỏi xu thế chung, ngành công nghiệp đồng hồ cũng bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 đang ngày càng cho thấy những diễn biến phức tạp. Vậy những ảnh hưởng đó là gì, hãy cùng Gia Bảo Luxury làm rõ trong bài viết này!

Những triển lãm, sự kiện lớn bị hủy bỏ

Watches & Wonders (tiền thân là SIHH), Baselworld là hai triển lãm về đồng hồ lớn nhất trong năm đã được lên lịch trình từ năm ngoái sẽ diễn ra kế tiếp nhau từ cuối tháng 4 tới đầu tháng 5. Tuy nhiên, vì những diễn biến không thể ngờ trước của dịch COVID-19, khá nhiều thương hiệu lớn đã quyết định tự rút lui khỏi triển lãm Baselworld.

Là một bước đi nhằm đảm bảo an toàn về sức khỏe tham gia và các bên đối tác, vào cuối tháng Hai, ban tổ chức của cả hai sự kiện Watches & Wonders và  Baselworld đã chính thức đưa ra thông báo mới nhất. Theo đó, Watches & Wonders 2020 buộc phải hủy bỏ còn Baselworld hoãn cho tới tháng 1/2021 (thực tế là hủy bỏ).

Trước đó, sau khi tự mình rút lui khỏi triển lãm Baselworld, tập đoàn Swatch tuyên bố họ sẽ tích cực tổ chức những triển lãm, sự kiện nhỏ lẻ để giới thiệu những model mới nhất đến từ các thương hiệu đồng hồ trực thuộc. Mở đầu cho chiến dịch này, Swatch vào tháng 11/2019 đã thông báo về kế hoạch tổ chức triển lãm mang tên Time To Move sẽ diễn ra vào đầu tháng 3/2020. Sự hủy bỏ của Time To Move chính là mở màn cho việc hủy bỏ của nhiều sự kiện sau đó.

Điều đáng bàn ở đây, từ lâu nhiều thương hiệu ở bất kỳ quy mô lớn nhỏ đều coi các triển lãm như Watches & Wonders, Baselworld là nơi giới thiệu từng sản phẩm mới ra nhất. Chính những nhà báo tham dự, khách tham quan sẽ thúc đẩy công cuộc quảng cáo diễn ra trôi chảy với chi phí tiết kiệm. Việc hủy đi hai triển lãm trên gây ra những hệ quả tới các thương hiệu tham gia tới cả những đối tác.

Đầu tiên, các thương hiệu đồng hồ vốn lên kế hoạch chuẩn bị tung ra sản phẩm mới sẽ phải rẽ hướng, và tìm kiếm một cơ hội khác nhằm giới thiệu sản phẩm mới một cách hiệu quả nhất. Có vẻ, một số thương hiệu đã tìm ra giải pháp hiệu quả sau khi nghe tin sự kiện buộc phải trì hoãn ít ngày. Breitling, Bulgari, Gérald Genta, Girard-Perregaux, MB&F, Ulysse Nardin, De Bethune, and Urwerk,... đã quyết định tập hợp với nhau và tổ chức sự kiện mang tên Ngày hội Đồng hồ Geneva (Geneva Watch Day) vào tháng 4.

Tiếp theo, những đơn vị báo chí, đối tác của các sự kiện hay khách tham dự đang chờ tới ngày Baselworld được tổ chức sẽ phải hủy bỏ vé máy bay, đặt phòng từ trước. Sự kiện đã được lên lịch trước hẳn một năm và do đó, những bên đối tác đã lên kế hoạch từ rất lâu. Nhưng dù sao, quyết định hủy bỏ một triển lãm đồng hồ lớn như Baselworld vẫn là một điều đúng đắn trong thời điểm dịch COVID-19 đang bùng phát rất nhanh tại các nước châu Âu. So với tháng Hai, dịch bệnh đã lan rộng hơn, đặc biệt là lại châu Âu, trong khi Trung Quốc đã cho thấy dấu hiệu khởi sắc trong quá trình đẩy lùi COVID-19.

Sức mua từ thị trường Trung Quốc sụt giảm mạnh

Những báo cáo cuối năm từ tập đoàn Richemont, Swatch hay LVMH luôn công nhận Châu Á - Thái Bình Dương là một thị trường tiềm năng, có đóng góp chính tới doanh thu hàng năm. Do đó, khi Trung Quốc hiện vẫn đang là khu vực chịu ảnh hưởng bởi dịch, hàng triệu người chịu cảnh cách li, và nhu cầu mua sắm của người Trung Quốc đã giảm mạnh. Các cửa hàng, cửa tiệm phải đóng cửa trong một thời gian dài để giữ an toàn và bảo vệ bản thân, gia đình. Không riêng gì Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Hong Kong cũng là những thị trường chịu ảnh hưởng lớn từ dịch COVID-19.

Thêm nữa, vấn đề đến từ Trung Quốc còn do sức mua từ du lịch giảm mạnh. Khách du lịch Trung Quốc luôn rất chịu chơi trong việc chi tiêu. Không chỉ đồng hồ cao cấp, các mặt hàng xa xỉ khác luôn được khách du lịch sẵn sàng mạnh tay. Bản chất của dịch COVID-19 là rất dễ lây lan và việc hủy những đường bay nối tới Singapore, HongKong hay EU thực sự đã dẫn đến vấn đề cô lập thị trường kinh doanh đồng hồ.

Bàn riêng về Hong Kong, đây là thị trường mà đồng hồ Thụy Sỹ được xuất khẩu sang lớn thứ hai trên thế giới. Rõ ràng, tình hình kinh tế của Hong Kong không mấy khả quan. Nền kinh tế đang phải chịu cú đúp về kinh tế khi trước đó rất nhiều cửa hàng phải đóng cửa do vấn đề nội tại mẫu thuẫn giữa chính phủ và một nhóm người dân.

Vậy dịch COVID-19 có ảnh hưởng như nào tới Việt Nam?

Việt Nam nằm ngay cạnh Trung Quốc, và dĩ nhiên việc bị ảnh hưởng khi thị trường này bị trì trệ là điều không thể tránh khỏi. Rất nhiều cửa tiệm, chủ yếu là quán ăn và các ngành dịch vụ tại Việt Nam bị ảnh hưởng lớn từ dịch COVID-19, và buộc phải đóng cửa trong thời điểm hiện đại.

Nhiều cửa hàng kinh doanh buộc phải đưa ra những bước phát triển mới để thích ứng với mùa dịch COVID-19. Rõ ràng, hình thức kinh doanh offline hiện không thể phát huy triệt để trong thời điểm này. Do đó Gia Bảo Luxury đã triển khai chương trình Giao hàng toàn quốc, Trao gửi báu vật thời gian ngay trong tháng 3 tới tất cả khách hàng trên mọi miền tổ quốc, đảm bảo sự an toàn về sức khỏe tuyệt đối tới quý khách hàng đã tin tưởng.

Tin tức