Dự án nghiên cứu cải tiến kĩ thuật chế tác đồng hồ Patek Philippe

Admin

17/04/2018
Tin tức
Đồng hồ Patek Philippe

Dự án nghiên cứu cải tiến kĩ thuật chế tác đồng hồ Patek Philippe

Một trong những chiếc đồng hồ kĩ thuật thú vị nhất được giới thiệu trong năm nay đến từ Patek Philippe, thương hiệu đã từng sở hữu Dự án Nghiên cứu Cải tiến kỹ thuật chế tác đồng hồ với 2 bước cải tiến vô cùng quan trọng. Một trong những chiếc đồng hồ kĩ thuật thú vị nhất được giới thiệu trong năm nay đến từ Patek Philippe, thương hiệu sở hữu Dự án Nghiên cứu Cải tiến kỹ thuật chế tác đồng hồ đã từng có 2 bước cải tiến rất quan trọng. Đây là một cú nhảy vọt trong ngành công nghiệp sản xuất đồng hồ cao cấp, tạo nền tảng cho những thông tin mới có thể nắm bắt nhanh chóng.

KĨ THUẬT CHẾ TÁC ĐỒNG HỒ PATEK PHILIPPE.

Bên cạnh đó, có rất nhiều điều giá trị mà chúng ta cần chú ý tới. Hai bước cải tiến này không hẳn sẽ gây hứng thú cho quý vị ngay từ cái nhìn đầu tiên, nhưng ở một khía cạnh khác, nó đã tạo ra một hệ thống mới dành cho hoạt động phức tạp không sử dụng trục đứng thông thường và hệ thống định dạng cân bằng lò xo. Hệ thống này cho phép đồng hồ Patek đạt độ bền cực tốt: chỉ -1/+2/ngày, sử dụng cho cả những chiếc đồng hồ sản xuất theo công nghệ thông thường.

 Dự án Nghiên cứu Cải tiến kỹ thuật chế tác đồng hồ của Patek Philippe là một phần trong chương trình phát triển những bộ phận cấu thành từ silicon sử dụng trong kĩ thuật chế tác đồng hồ. Hầu hết các nghiên cứu về những bộ phận cấu thành từ silicon đều được thực hiện tại trung tâm Suisse d’Electronique et Microtechnique (CSEM) bởi Rolex, Patek Philippe và Swatch Group (tất cả thương hiệu đều đạt chứng nhận về kĩ thuật sản xuất đồng hồ cao cấp trong những năm gần đây). Dự án Nghiên cứu Cải tiến kỹ thuật chế tác đồng hồ của Patek Philippe về cơ bản là sự phát triển khi tham gia CSE mà thành tựu đầu tiên của nó được công bố vào năm 2005, khi Patek cho ra mắt bộ phận cấu thành từ silicon - bộ thoát silic dioxide bởi công thức độc quyền của Patek Philippe. Bộ thoát silic dioxide Silinvar hay gọi tắt là bộ thoát Silinvar là tập hợp chi tiết được cắt từ tấm silicon và trải qua một quá trình chế tạo chuyên biệt mang tên DRIE (Deep Reactive Ion Etching).

KĨ THUẬT CHẾ TÁC ĐỒNG HỒ PATEK PHILIPPE.

Những bước cải tiến mới vô cùng quan trọng của silicon về độ cứng của bề mặt (cao gấp 2 lần thép) và sự mượt mà cho phép con người sản xuất những chi tiết của đồng hồ cơ học mà không cần dầu máy, đồng thời có thể sử dụng để chế tạo các bộ phận khác đạt mức chính xác cao. Cũng trong năm 2017 này, Patek Philippe cho ra mắt chiếc đồng hồ đầu tiên của Dự án Nghiên cứu Cải tiến kỹ thuật chế tác đồng hồ: Ref.5250 Annual Calender có sử dụng bộ thoát Silinvar.

KĨ THUẬT CHẾ TÁC ĐỒNG HỒ PATEK PHILIPPE.KĨ THUẬT CHẾ TÁC ĐỒNG HỒ PATEK PHILIPPE.KĨ THUẬT CHẾ TÁC ĐỒNG HỒ PATEK PHILIPPE.

1. Bộ thoát Silinvar

Mặc dù silicon khá nhạy cảm trong điều kiện môi trường nhiệt độ thay đổi, nhưng chúng ta lại có thể tạo ra những công thức không có thuộc tính này. Silinvar là một trong số đó. Cụm từ “Silinvar” có liên quan mật thiết với “Invar”, thuật ngữ chỉ một loại hợp kim niken sắt đặc biệt với khuynh hướng giãn nở khi nung nóng ở nhiệt độ cao. Nó được phát minh bởi nhà khoa học Charles Guillaume vào năm 1896 và đạt giải Nobel năm 1920. Invar tiếp tục được ứng dụng rộng rãi trong chế tác các dụng cụ khoa học, đồng hồ và đồng hồ quả lắc (bộ điều khiển quả lắc để đạt độ chính xác cao thì phải có bộ phận Invar) cho đến ngày nay.

2. Lò xo cân bằng Spiromax

Tuy nhiên, tin tức mới nhất được cập nhật là sự ra đời lò xo cân bằng Spiromax vào năm sau đó. Được chế tạo từ Silinvar, lò xo cân bằng Spiromax được hình thành theo cách đã tạo nên những ưu điểm cho lò xo cân bằng của Phillips hay Breguet mà về cơ bản nó có tính đồng bộ tốt hơn lò xo phẳng, nhưng lại có chiều cao thấp hơn. Spiromax và lò xo cân bằng về cơ bản đều có các thuộc tính giống nhau, chỉ khác chiều cao của Spiromax bằng 1/3 chiều cao của lò xo cân bằng. Lò xo Spiromax không bị ảnh hưởng bởi từ tính, nó có khối lượng thấp hơn nhiều so với Nivarox để ít bị ảnh hưởng bởi các cú sốc bên ngoài hoặc trọng lực. Lò xo cân bằng Spiromax dự tính được sản xuất lần đầu tiên với giới hạn số lượng 300 miếng cho dòng đồng hồ ref. 5350 nhưng hiện nay nó đã được sử dụng rộng rãi bởi Patek Philippe trong hầu hết các dòng đồng hồ cao cấp mang tính năng phức tạp.

KĨ THUẬT CHẾ TÁC ĐỒNG HỒ PATEK PHILIPPE.KĨ THUẬT CHẾ TÁC ĐỒNG HỒ PATEK PHILIPPE.

Lý do vì sao tôi nói rằng “Đây là tin lớn nhất” là bởi lò xo cân bằng có tác động cực lớn trên đồng hồ. Giới thiệu về lo xo cân bằng trong kĩ thuật chế tác đồng hồ bởi Christiaan Huygens vào thế kỉ 17 đã thực sự tạo nên độ chính xác cao trong quá trình làm đồng hồ. Những nghệ nhân chế tác đã theo đuổi sự đổi mới này từ đó tới nay. Khi quan sát một chiếc Spiromax, bạn có thể nhìn thấy phần cuối lò xo dày hơn những phần dây bên ngoài. Bộ phận này đã được ông chủ của Patek Philippe gọi là lớp vỏ tạo cho cuộn dây bọc ngoài hình dáng tương tự với lò xo overcoil.

3. Bộ phận Pulsomax

Trong năm 2008, Patek Philippe bổ sung cần gạt silicon vào danh mục chi tiết của nó. Sự kết hợp của một lò xo cân bằng silicon, cần gạt silicon, và bộ thoát silicon được gọi là Pulsomax, sản xuất trong phiên bản giới hạn của 300 chiếc đồng hồ: Ref.5450 Annual Calender mang cỗ máy 324 S QA LU.

KĨ THUẬT CHẾ TÁC ĐỒNG HỒ PATEK PHILIPPE.KĨ THUẬT CHẾ TÁC ĐỒNG HỒ PATEK PHILIPPE.

Lần cập nhật cuối cùng của Dự án Nghiên cứu Cải tiến kỹ thuật chế tác đồng hồ  trước năm nay là phiên bản ref.5550 Perpetual Calendar vào năm 2011. Dòng đồng hồ cũng được sản xuất giới hạn số lượng 300 chiếc, đặc biệt, nó được sở hữu bộ phận hồi lực Pulsomax, lò xo cân bằng Spiromax và bánh răng cân bằng silicon. Toàn bộ các bộ phận điều chỉnh bằng silicon được lắp ráp trong cỗ máy như bánh răng thoát lực, cần gạt, lò xo cân bằng và bộ phận cân bằng được Patek Philippe gọi chung là tổ hợp Oscillomax.

KĨ THUẬT CHẾ TÁC ĐỒNG HỒ PATEK PHILIPPE.KĨ THUẬT CHẾ TÁC ĐỒNG HỒ PATEK PHILIPPE.KĨ THUẬT CHẾ TÁC ĐỒNG HỒ PATEK PHILIPPE.

Cho tới thời điểm hiện tại, Dự án Nghiên cứu Cải tiến kỹ thuật chế tác đồng hồ đã đạt được nhiều thành tựu kĩ thuật sáng tạo, nhưng theo một góc nhìn khác, tất cả những sáng kiến về silicon có liên quan tới các cơ quan điều chỉnh trong đồng hồ đều chỉ hướng tới một phong cách nhất định nhằm làm giảm bớt sự nghi ngờ của người hâm mộ đồng hồ Patek về những rủi ro trong sản xuất đồng hồ truyền thống. Xét cho cùng, việc chấp nhận chất liệu silicon mang ý nghĩa về một số cải tiến hiệu suất, cũng chỉ mang ý nghĩa là bỏ qua những kỹ thuật điều chỉnh và hoàn thiện truyền thống. Max Büsser và Stephen Forsey (của MB&F và Greubel Forsey) đã đưa ra vấn đề trong một cuộc phỏng vấn với tờ New York Times vào năm 2010

Ông Büsser cho biết: "Ngay sau khi bạn có các thành phần silicium, chúng cần chế tạo với công nghệ wafer cao. Những chi tiết này không chỉ không thể tái chế lại nếu bạn không có công nghệ cao và các kế hoạch chính xác, mà nó thậm chí còn không thể tái sản xuất trong tương lai."

Ông Forsey cũng đồng ý rằng: "Những bộ phận này phải hoàn toàn được sử dụng làm gia công. Nó làm việc cho một công nghệ tân tiến, nhưng không bao gồm bất kỳ chi tiết hoàn thiện bằng tay nào - đây chính là một phần không thể tách rời của công nghệ chế tác đồng hồ cao cấp".

Để phù hợp với bối cảnh, một chiếc đồng hồ sang trọng cao cấp với nhiều tính năng hoàn thiện tự động hoặc bán tự động sở hữu lò xo cân bằng Nivarox và lò xo cân bằng Glucydur, hoàn toàn không phải là thứ mà một người thợ chế tác đồng hồ có thể làm việc thủ công cùng những vật liệu truyền thống có thể tái sản xuất. Cho dù vậy, một chiếc đồng hồ hiện đại nếu như không có các chi tiết sử dụng silicon, cũng không thể sản xuất thủ công ngay từ bước đầu tiên. Hầu như tất cả đều được sản xuất bằng máy phay dưới sự hướng dẫn của máy tính và có liên quan đến các kỹ thuật sản xuất công nghệ cao khác như LIGA. Tuy nhiên, có một vấn đề được đặt ra là silicon không thể hoàn thiện bằng tay vì bản chất vốn có của nó yêu cầu tính chính xác rất cao để tạo ra những bộ phận có thể được tái chế, trong khi giấc mơ về việc chế tạo đồng hồ trong nhiều thế kỷ qua cũng là một sự tương phản với yếu tố thủ công; câu hỏi thực sự vẫn chưa có lời giải đáp là liệu có bất cứ cải tiến nào về hiệu suất làm minh chứng cho tính chất truyền thống vốn có. Patek thì tin tưởng hoàn toàn đó chính là mặt số, và tất nhiên, vẫn có một số lượng đáng kể những chi tiết cần được chế tác theo cách thủ công bên trong cỗ máy.

Sau năm 2011, Dự án Nghiên Cứu cải tiến kỹ thuật chế tác đồng hồ của Patek Philippe đã đi vào “ngõ tối”, và phải mất đến sáu năm sau chiếc đồng hồ của dự án này mới được sản xuất thành công.

Tin tức
Đồng hồ Patek Philippe